Xét nghiệm ung thư cổ tử cung là gì?
- Xét nghiệm ung thư cổ tử cung (xét nghiệm PAP) là thử nghiệm tế bào cổ tử cung, giúp chẩn đoán chính xác 96% bệnh nhân có mắc ung thư này không.
- Xét nghiệm Pap thực hiện trên các chị em khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư cổ tử cung như: âm đạo chảy máu bất thường, cơ thể mệt mỏi, không rõ nguyên nhân sút cân, đau phần bụng dưới,… Ngoài ra chị em không có bất kì dấu hiệu nào cũng nên xét nghiệm Pap ít nhất 1 lần để có thể tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả.
- Bệnh này ở giai đoạn tiền ung thư gần như không có các biểu hiện bất thường nào, nếu không được chăm sóc và thực hiện khám sớm, giúp nhanh chóng tiến triển phức tạp và chuyển sang ung thư giai đoạn cuối.
Những điều nên làm trước khi xét nghiệm ung thư cổ tử cung
- Chị em nên tiến hành xét nghiệm ung thư cổ tử cung ít nhất 3 năm/lần, bắt đầu từ khoảng 3 năm sau khi có quan hệ tình dục lần đầu.
- Không thực hiện xét nghiệm khi đang trong ngày hành kinh
- Nếu như xét nghiệm Pap thấy có sự bất thường không rõ ràng hay bất thường nhẹ, nên hỏi bác sĩ để biết được có cần thiết phải làm xét nghiệm lại không hay chỉ cần theo dõi tiếp.
- Chị em đã cắt bỏ tử cung không cần phải có một xét nghiệm Pap, trừ khi phẫu thuật đã được thực hiện để điều trị tình trạng tiền ung thư hay ung thư.
- Thực hiện xét nghiệm nếu thấy tế bào bất thường, có nguy cơ trở thành ung thư, cần được điều trị ngay. Nếu như không điều trị, các tế bào này có thể chuyển thành ung thư xâm lấn.
- Chị em đã ngừa chủng chống lại HPV vẫn cần thực hiện xét nghiệm Pap.
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm, tới nay chưa tìm ra nguyên nhân gây do đâu. Vì thế tốt nhất các chị em nên chủ động phòng tránh với các biện pháp đơn giản hiệu quả như sau:
- Thực hiện tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Việc tiêm vắc xin này được thực hiện với chị em chưa có hoạt động tình dục có độ tuổi từ 9 – 26 tuổi.
- Thực hiện đời sống tình dục an toàn, lành mạnh và không quan hệ bừa bãi.
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ
- Nên có lịch khám sức khỏe định kì
Liên hệ với Bác sĩ để được tư vấn:
Th.S, Bác sĩ Lê Quang Trung, phụ trách phòng khám phụ sản bạch mai
- Phó trưởng Bộ môn Sản -Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (www.hmtu.edu.vn – hmtu )
- Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
- Thành viên của hội đồng trường đại học kỹ thuật y tế Hải Dương nhiệm kỳ 2015 – 2020.
- Khám, siêu âm, xét nghiệm để đánh giá tình trạng thai nhi, đánh giá tình trạng các bệnh phụ khoa.
- Khám theo dõi, phát hiện các bệnh viêm-nhiễm phụ khoa, phát hiện ung thư sớm qua các kỹ thuật siêu âm và xét nghiệm mới, cập nhật hiện đại
- Tư vấn hiếm muộn, tư vấn sức khỏe phụ nữ trước khi mang thai, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong quá trình mang thai.
- Tầm soát các bệnh lý có thể xảy ra trong khi mang thai dành cho mẹ và bé: dị tật thai nhi, bệnh lý nhiễm trùng, đái tháo đường thai kỳ, dấu hiệu dọa sinh non …
Theo dõi sự phát triển của thai nhi, phòng ngừa thai chậm tăng trưởng trong tử cung. - Điều trị các trường hợp dọa sẩy thai, dọa sanh non,
- Phối hợp với các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong trong lĩnh vực sản phụ khoa của các bệnh viện lớn như: bệnh viện trường đại học kỹ thuật y tế hải dương. Bệnh viện phụ sản hải dương, bệnh viện phụ sản trung ương, bệnh viện bạch mai