Tư vấn, Call: 0904.168.968

Tư vấn mãn kinh và tiền mãn kinh

“Mãn kinh là khi người phụ nữ không hành kinh nữa sau lần hành kinh cuối cùng 12 tháng. Tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi mãn kinh, có những dấu hiệu báo trước giai đoạn mãn kinh. Mãn kinh và tiền mãn kinh không phải là bệnh mà là một hội chứng thiếu hụt, giảm estrogen trong cơ thể”.

Mãn kinh do thiếu nhiều estrogen

Phân tích về nguyên nhân, PGS. TS Vương Tiến Hòa nói: “Đó là do buồng trứng giảm rồi ngừng hẳn và không đáp ứng với nội tiết của tuyến yên nữa. Các nang noãn tại buồng trứng giảm và không phát triển nữa nên không tiết estrogen nữa và biểu hiện các triệu chứng lâm sàng của hội chứng tiền mãn kinh rồi mãn kinh”.

Theo PGS. TS Vương Tiến Hòa, tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam từ 47 đến 52 tuổi, tuy nhiên có thể gặp sớm hơn và cũng có thể sau 52 tuổi. Mãn kinh sớm là hiện tượng mãn kinh trước tuổi 47. Mãn kinh muộn xảy ra sau 52 tuổi. Mãn kinh tự nhiên là qui luật của cuộc đời, nhưng cũng có trường hợp mãn kinh do điều trị ung thư bằng hóa chất hay tia xạ hoặc suy dinh dưỡng, kích thích buồng trứng quá nhiều trong điều trị hỗ trợ sinh sản hoặc bị cắt bỏ buồng trứng,hoặc chấn thương nặng nề về tinh thần.

PGS. TS Vương Tiến Hòa nói về những dấu hiếu để nhận biết: nếu chị em thấy hay bị chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm vào ban đêm, người lúc nóng lúc lạnh, chân tay buồn bã, tim đập nhanh từng lức, hay bị cảm giác hồi hộp, cáu gắt, thiếu tự tin… Đó có thể là những triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh.

Ngoài ra, còn có các biểu hiện như: Lông tóc thưa, cứng và dễ rụng, da nhăn, âm đạo khô, giảm ham muốn tình dục, đau khi sinh hoạt tình dục…

Những triệu chứng trên bắt đầu xuất hiện ở tuổi ngoài 40 với mức độ tăng dần. Càng thiếu nhiều estrogen, các triệu chứng trên càng nặng.

Tiền mãn kinh và mãn kinh không phải là bệnh mà là những biểu hiện và hội chứng do qui luật của vòng đời, tuy nhiên thiếu estrogen ở tiền mãn kinh và mãn kinh là nguy cơ có thể gây một số bệnh như tăng huyết áp, đột quị, béo phì, bệnh tim mạch, gẫy xương đặc biệt là gãy cổ xương đùi hay gãy 1/3 đầu dưới xương cẳng tay do bị loãng xương.

Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tình dục

Theo TS Hòa, người phụ nữ phải được trang bị kiến thức về tuổi mãn kinh, được khám phụ khoa và nội khoa để phát hiện có bệnh hay không, đồng thời được tư vấn cặn kẽ để được bổ sung hay sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng một cách hợp lý để không phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu của tiền mãn kinh, mãn kinh.

Phụ nữ nên tạo môi trường sống lành mạnh, thể dục liệu pháp phù hợp với lứa tuổi, sinh hoạt các câu lạc bộ để trao đổi kinh nghiệm và kiến thức về sức khỏe người cao tuổi cũng như tình dục ở người cao tuổi.

Nếu có nhu cầu thì duy trì sinh hoạt tình dục tùy thuộc vào sức khỏe của cả hai người, có thể sử dụng thuốc bôi trơn sinh hoạt tình dục.

Nếu thấy khó chịu, cần đến bác sĩ chuyên khoa phụ sản và nội khoa để khám cẩn thận, làm các xét nghiệm cần thiết và được điều trị cụ thể. Hiện tại, có rất nhiều thực phẩm chức năng, chúng ta có thể sử dụng nhưng phải biết lựa chọn những loại tin cậy, đã được nghiên cứu lâm sàng và phù hợp với bản thân.

BS Vương Tiến Hòa khuyên: “Người phụ nữ cần cân đối chế độ ăn phù hợp để cân bằng các chất đạm, đường, mỡ. Nên ăn nhiều hoa quả, rau và nước sinh tố. Uống nhiều nước, ăn mềm, dễ tiêu, chia nhiều bữa, các thức ăn giàu calci như tôm, cua, cá. Đi bộ cũng là hình thức thể dục phù hợp nhất cho phụ nữ tuổi này.

Các chị em cần tự tìm hiểu hoặc dự các buổi tư vấn về sức khỏe. Ngay từ tuổi 40 nên đi khám phụ khoa thường xuyên hơn và bổ sung dần nội tiết và calxi cũng như sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm thiểu estrogen nhưng hãy nhớ rằng: thường xuyên liên hệ với các chuyên gia phụ khoa kết hợp với nội khoa để được tư vấn và chỉ định sử dụng thuốc một cách thích hợp cũng như phát hiện sớm các bệnh ở người tiền mãn kinh và mãn kinh./.

(Nguồn: https://vov.vn/suc-khoe/san-phu-khoa/tien-man-kinh-man-kinh-va-nhung-dieu-can-biet-374701.vov)

Liên hệ với Bác sĩ để được tư vấn:

Th.S, Bác sĩ  Lê  Quang Trung, phụ trách phòng khám phụ sản bạch mai

  • Phó trưởng Bộ môn Sản -Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (www.hmtu.edu.vn – hmtu )
  • Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp  Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
  • Thành viên của hội đồng trường đại học kỹ thuật y tế Hải Dương nhiệm kỳ 2015 – 2020.
  • Khám, siêu âm,  xét nghiệm để đánh giá tình trạng thai nhi, đánh giá tình trạng các bệnh phụ khoa.
  • Khám theo dõi, phát hiện các bệnh viêm-nhiễm phụ khoa, phát hiện ung thư sớm qua các kỹ thuật siêu âm và xét nghiệm mới, cập nhật hiện đại
  • Tư vấn hiếm muộn, tư vấn sức khỏe phụ nữ trước khi mang thai, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong quá trình mang thai.
  • Tầm soát các bệnh lý có thể xảy ra trong khi mang thai dành cho mẹ và bé: dị tật thai nhi, bệnh lý nhiễm trùng, đái tháo đường thai kỳ, dấu hiệu dọa sinh non …
    Theo dõi sự phát triển của thai nhi, phòng ngừa thai chậm tăng trưởng trong tử cung.
  • Điều trị các trường hợp dọa sẩy thai, dọa sanh non,
  • Phối hợp với các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong trong lĩnh vực sản phụ khoa của các bệnh viện lớn như: bệnh viện trường đại học kỹ thuật y tế hải dương. Bệnh viện phụ sản hải dương, bệnh viện phụ sản trung ương, bệnh viện bạch mai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *