Tư vấn, Call: 0904.168.968

Tư vấn cấy que IMPLANON ngừa thai

Cấy que tránh thai Implanon – Hiệu quả ngừa thai tới 3 năm

Thay vì uống thuốc tránh thai hay sử dụng biện pháp đặt vòng, cấy que tránh thai implanon hiện đang được rất nhiều chị em lựa chọn bởi nhiều ưu điểm mang lại.  Đây cũng là một phương pháp tốt cho phụ nữ đang cho con bú, những người bị bệnh tim mạch hoặc bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục mà không thể áp dụng phương pháp đặt vòng.

Vậy cấy que tránh thai implanon là gì? Thời điểm nào có thể cấy que tránh thai? Khi cấy que tránh thai có ảnh hưởng gì không?

Implanon là loại que cấy tránh thai có chứa hormone etonogestrel, loại hormone này sẽ làm ức chế sự rụng trứng, đồng thời làm tăng tiết chất nhầy ở cổ tử cung giúp ngăn không cho tinh trùng kết hợp với trứng. Phương pháp này có tác dụng ngừa thai cao.

Ưu điểm của cấy que tránh thai implanon là chỉ cần một que cấy duy nhất đã đem lại hiệu quả ngừa thai tới 3 năm. Sau đó nếu bạn muốn mang thai tiếp thì chỉ việc tới các cơ sở y tế để tiến hành tháo que và sức khỏe sinh sản của bạn sẽ được hồi phục nhanh chóng sau khi que cấy được lấy ra.

Sau khi tiến hành các xét nghiệm và khám tổng thể sức khỏe của bạn, các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và cấy que vào cánh tay của bạn. Việc cấy que tránh thai chỉ mất khoảng 1,5 phút để đặt vào và 3,5 phút để tháo ra. Que tránh thai sẽ có hiệu quả ngay sau 24 giờ cấy và không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp của vợ chồng bạn.

Khi áp dụng phương pháp này, bạn sẽ không cần phải làm gì thêm. Tuy nhiên cũng cần nhớ kĩ rằng que cấy ngừa thai implanon không có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Bởi vậy trong một số trường hợp, bạn vẫn nên sử dụng bao cao su kèm theo khi quan hệ.

Hãy nhớ đi tháo que đúng thời gian quy định bởi nếu để que cấy quá thời hạn 3 năm, thì hiệu quả ngừa thai sẽ giảm và tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn của bạn là rất cao.

Đối tượng sử dụng của que cấy tránh thai implanon rất rộng, bao gồm: Các bà mẹ đang cho con bú, phụ nữ trên 40 tuổi, những người bị u xơ tử cung, các bệnh về tim mạch, béo phì, tiểu đường và cao huyết áp đều có thể dùng Implanon.

Thời điểm thích hợp cấy que tránh thai implanon

Bạn có thể tiến hành cấy que tránh thai tại bất cứ thời điểm nào, nhưng để đạt được chất lượng tốt nhất bạn nên cấy que vào một số thời điểm sau:

  • Ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt
  • Ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 sau khi uống thuốc có nội tiết kết hợp
  • Nếu bạn đang tiêm hoặc đang uống viên tránh thai có chứa progestin thì có thể cấy bất cứ lúc nào.
  • 3 tháng đầu sau khi sảy thai hoặc nạo hút thai
  • Từ khoảng 3 – 4 tuần sau khi sinh mới được phép cấy que tránh thai.

Tác dụng phụ khi cấy que tránh thai implanon

– Vô kinh: Từ 6 tháng đến 1 năm sử dụng Implanon, chị em phụ nữ có thể sẽ gặp phải tình trạng vô kinh. Hiện tượng này không phải là bệnh lý và lượng máu kinh cũng sẽ không tích tụ trong cơ thể bạn. Điều này thậm chí còn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt thường gặp ở phụ nữ và giúp bạn thoải mái hơn trong các hoạt động vui chơi.

– Rong kinh: cũng giống như vô kinh, hiện tượng này cũng sảy ra trong những tháng đầu sử dụng que cấy. Thông thường chu kì kinh nguyệt của một phụ nữ bình thường là từ 3 – 7 ngày. Tuy nhiên khi bị rong kinh, chu kì của chị em sẽ kéo dài từ 2 – 3 tuần, gây ra những khó chịu và rắc rối cho chị em phụ nữ.

– Tăng cân, mụn nhọt, tàn nhang, nhức đầu, căng ngưc, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng kinh, đau lưng, dễ mệt mỏi căng thẳng,…đều là các triệu chứng khác kèm theo trong quá trình cấy que tránh thai Implanon. Các triệu chứng này thường thoáng qua và sẽ giảm đi theo thời gian nên chị em không cần phải quá lo lắng.

Với ưu điểm vượt trội, que cấy tránh thai implanon sẽ là lựa chọn hàng đầu của nhiều chị em phụ nữ. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có thêm được nhiều thông tin hữu ích về phương pháp cấy que tránh thai implanon. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn những biện pháp tránh thai phù hợp với tình hình sức khỏe

Liên hệ với Bác sĩ để được tư vấn:

Th.S, Bác sĩ  Lê  Quang Trung, phụ trách phòng khám phụ sản bạch mai

  • Phó trưởng Bộ môn Sản -Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (www.hmtu.edu.vn – hmtu )
  • Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp  Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
  • Thành viên của hội đồng trường đại học kỹ thuật y tế Hải Dương nhiệm kỳ 2015 – 2020.
  • Khám, siêu âm,  xét nghiệm để đánh giá tình trạng thai nhi, đánh giá tình trạng các bệnh phụ khoa.
  • Khám theo dõi, phát hiện các bệnh viêm-nhiễm phụ khoa, phát hiện ung thư sớm qua các kỹ thuật siêu âm và xét nghiệm mới, cập nhật hiện đại
  • Tư vấn hiếm muộn, tư vấn sức khỏe phụ nữ trước khi mang thai, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong quá trình mang thai.
  • Tầm soát các bệnh lý có thể xảy ra trong khi mang thai dành cho mẹ và bé: dị tật thai nhi, bệnh lý nhiễm trùng, đái tháo đường thai kỳ, dấu hiệu dọa sinh non …
    Theo dõi sự phát triển của thai nhi, phòng ngừa thai chậm tăng trưởng trong tử cung.
  • Điều trị các trường hợp dọa sẩy thai, dọa sanh non,
  • Phối hợp với các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong trong lĩnh vực sản phụ khoa của các bệnh viện lớn như: bệnh viện trường đại học kỹ thuật y tế hải dương. Bệnh viện phụ sản hải dương, bệnh viện phụ sản trung ương, bệnh viện bạch mai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *